BaiDinh Pagoda


3/20/2011

Đại lễ tưởng niệm 1.000 năm Quốc sư Khuông Việt viên tịch

Phật tử,quyên góp,sóng thần,tưởng niệm,truyền thống,đại biểu,cuộc sống,Sóc Sơn,thế hệ,tinh thần,cơ hội,tai,kinh hoàng,dân tộc,cha,quốc an,ủng hộ,to lớn,động đất,gặp gỡ,trụ trì,tổ tiên,Phật,Hà Nội,Nhật Bản,nghi lễ,biết ơn,tưởng nhớ,giữ nước,thảm họa,nhắc nhở,tử nạn,trời biển,Sơn Hà,toàn thể,tôn giáo,ôn lại,ban ngành,Vân Phong,chính quyền,tham dự,quốc tế,nạn nhân,tăng ni,thiên tai,buổi lễ,cầu siêu,nhân dân,thần kinh,đảo,lịch sử,từ bi,dâng hương,nhấn mạnh,phát biểu,ghi chép,đại diện,ý nghĩa,đồng hành,lãnh đạo,đất,góp phần,người dân,công lao


Ngày 19/3, Đại lễ tưởng niệm 1.000 năm Quốc sư Khuông Việt viên tịch (933 - 2011) đã được Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Sóc Sơn - Hà Nội).
Tham dự buổi lễ có đại diện nhiều lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương; thành phố Hà Nội và hàng trăm chư tôn đức giáo phẩm như: Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch thường trực HĐTS Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam;... cùng đông đảo tăng ni, phật tử và nhân dân.

Đông đảo các vị cao tăng, đại diện lãnh đạo bộ, ban, ngành và tăng ni, phật tử tham dự Đại lễ

Cùng với các nghi lễ tôn giáo, tưởng niệm Quốc sư Khuông Việt viên tịch, toàn thể các đại biểu và tăng ni, phật tử có mặt trong buổi lễ đã dành một phút tưởng niệm các nạn nhân tử nạn trong thảm họa thiên tai động đất và sóng thần kinh hoàng tại Nhật Bản vừa qua.
Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch thường trực HĐTS Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã phát biểu thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của các thế hệ con dân đất Việt với tổ tiên, cha ông, đặc biệt đối với công lao to lớn của Quốc sư Khuông Việt, đồng thời cũng khẳng định truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam đồng hành với dân tộc.

Nghi lễ dâng hương tưởng nhớ Quốc sư Khuông Việt và tưởng niệm các nạn nhân Nhật Bản sau thảm họa động đất và sóng thần


Theo sử sách ghi chép lại, Quốc sư Khuông Việt (thế danh Ngô Chân Lưu), sinh năm 933 tại làng Cát Lợi, phủ Thường Lạc, nay là xã Phục Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ngay từ nhỏ, ông đã sớm giác ngộ đạo Phật và xuất gia tu học tại chùa Phật Đà. Năm 20 tuổi, ông cùng trụ trì chùa Phật Đà đến chùa Trấn Quốc ngày nay theo Thiền sư Vân Phong tu tập Phật pháp. Sau khi sư Vân Phong viên tịch (956), ngài trụ trì chùa Khai Quốc và hóa đạo tại đây.
Thay mặt các cấp chính quyền, ông Hà Văn Núi - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng nhấn mạnh Đại lễ tưởng niệm 1.000 năm Quốc sư Khuông Việt viên tịch có ý nghĩa vô cùng sâu sắc với mỗi người dân Việt Nam, là cơ hội để chúng ta gặp gỡ và ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc cũng như công lao trời biển của tổ tiên trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, đồng thời nhắc nhở các thế hệ con cháu của chúng ta biết hướng về nguồn cội.

Các tăng ni, phật tử tại Đại lễ đã quyên góp được 50 triệu đồng ủng hộ nhân dân Nhật Bản


Sau nghi lễ dâng hương cầu quốc thái dân an, một lễ cầu siêu ngắn dành cho các nạn nhân trong trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản đã thể hiện sâu sắc tinh thần từ bi của đạo Phật và tinh thần quốc tế cao đẹp. Ngay trong Đại lễ, các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử về dự Đại lễ đã chung tay quyên góp được 50 triệu đồng ủng hộ nhân dân Nhật Bản góp phần ổn định cuộc sống sau thảm họa kinh hoàng vừa qua.
Quốc Đô - Anh Thế

Comments :

0 nhận xét to “Đại lễ tưởng niệm 1.000 năm Quốc sư Khuông Việt viên tịch”

Post a Comment

 

Copyright © 2009 by Bai Dinh,Bai Dinh Pagoda,Du lich Bai Dinh,Bai Dinh